Twitter Facebook Delicious Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Vì sao bị sỏi thận?

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Vì sao bị sỏi thận, cách phòng tránh bệnh sỏi thận như thế nào?… Sỏi Mật Trái Sung xin được giải đáp những thắc mắc trên như sau:

1. Vì sao bị sỏi thận


Sỏi thận là một bệnh thường gặp và đây là hiện tượng sự lắng đọng những chất có thể hòa tan trong nước tiểu, nhưng vì nguyên nhân nào đó nó kết tinh lại với nhau và tạo thành sỏi trong thận. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ gây rất nhiều hậu quả khá nặng nề cho cơ thể. Vậy muốn hiểu rõ hơn về bệnh sỏi thận này thì bạn nên tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng bệnh sỏi thận và từ đó có cách phòng ngừa cũng như điều trị một cách hợp lý hơn.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Vì sao bị sỏi thận?
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Vì sao bị sỏi thận?


Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận


– Sỏi thận do lắng đọng: Vì uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày.

– Vì bị dị dạng đường tiểu:  những dị dạng bất thường này khiến nước tiểu không thoát ra hết, lâu ngày tích trữ, đọng lại và tạo sỏi.


– Vì bị u xơ tiền liệt tuyến:  u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ.

– Bị chấn thương nặng: người bệnh phải nằm một chỗ (như chấn thương đùi chẳng hạn), người bệnh lại uống nhiều sữa, ít nước. Trường hợp này cũng dễ tạo sỏi thận.

– Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn thiên lệch một loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận.

– Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.

– Nguyên nhân hiếm gặp là các trường hợp có dị vật trong bàng quang: Y văn thế giới có ghi một số trường hợp bị dị vật như lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong. Những dị vật đó cũng làm lắng đọng sỏi, thậm chí sỏi rất lớn.

Triệu chứng bệnh sỏi thận.
Triệu chứng bệnh sỏi thận.


2. Triệu chứng bệnh sỏi thận là gì?


Nơi hòn sỏi trú ngụ, đường tiết niệu bị kích thích đưa đến co thắt, bóp chặt hòn sỏi dẫn đến tắc đường tiểu, hậu quả là nước tiểu ứ đọng, gây tăng áp lực đột ngột ở đài – bể thận làm nên các cơn đau quặn thận (cơn đau bão thận). Đầu tiên chỉ đau ê ẩm vùng thắt lưng, đau tăng lên khi vận động nặng, đi đường dài, đạp xe…

Những dấu hiệu, triệu chứng bệnh sỏi thận:

– Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

– Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận – tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.

– Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi
– Sốt cao: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.

– Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.

3. Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?


Sỏi thận là căn bệnh khá nguy hiểm và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Trường hợp sỏi của bạn chưa phải kích thước to hẳn nhưng cũng cần điều trị ngay. Để trả lời được câu hỏi bệnh sỏi thận có nguy hiểm không, bạn có thể tham khảo 1 số biến chứng của bệnh dưới đây:

Sỏi thận gây tắc đường tiết niệu

Vị trí của sỏi thường khởi nguồn ở đài thận, bàng quang hoặc bể thận. Tuy nhiên chúng không nằm yên một chỗ mà thường di chuyển dọc theo dòng chảy của nước tiểu, nhiều sỏi rơi vào niệu quản gây ra tắc nghẽn. Trường hợp xuất hiện những cơn đau quặn thắt như bạn gặp phải thì rất có thể sỏi đã rơi xuống niệu quản rồi, niệu quản cố co bóp mạnh để tống sỏi ra ngoài nên gây ra những cơn đau.

Sỏi làm tắc nghẽn đường thông của nước tiểu gây ra hiện tượng ứ nước, đọng nước ở niệu quản và thận. Nếu không can thiệp lấy sỏi ra kịp thời thận sẽ bị suy giảm chức năng gây ra hiện tượng bí tiểu.
Nhiễm trùng

Nếu xuất hiện những triệu chứng như tiểu ra mủ, sốt thì rất có thể thận của bạn đã bị nhiễm trùng do những hòn sỏi nằm ở đó quá lâu. Cần chữa trị kịp thời tránh để thận bị ứ mủ, hóa mủ thì việc điều trị sẽ rất khó khăn.

Suy thận

Suy thận có thể ở dạng cấp hoặc mãn tính khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong. Thận bị ứ nước lâu ngày cộng thêm nhiễm trùng sẽ lần lượt phá hủy hết các mô thận, người bệnh chỉ còn cách chạy thận để kéo dài sự sống.

Vỡ thận

Mặc dù khá hiếm nhưng vỡ thận vẫn có thể xảy ra với những người có vách thận quá mỏng.

4. Bệnh sỏi thận và cách điều trị, phòng ngừa



Với sỏi nhỏ, có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài. Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài.

Nếu sỏi đã quá lớn khi phát hiện hoặc điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi).

Phòng bệnh sỏi thận

Ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào.

Uống nhiều nước (2 – 3 lít mỗi ngày), không uống dồn một lúc mà chia rải rác trong ngày.

Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải xử lý ngay.

Nếu bị dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (nhất là với phụ nữ sau khi sinh), không dùng nước bẩn để vệ sinh cơ thể.

Trên đây là bài viết tổng hợp của Sỏi Mật Trái Sung để giải đáp cho câu hỏi bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Vì sao bị sỏi thận?.. từ đó bạn có thể có thêm kiến thức hữu ích cho bản thân và cũng như có cách phòng tránh bệnh, phát hiện bệnh kịp thời để có cách điều trị sỏi thận hiệu quả hơn, đơn giản hơn. Tránh để lâu sẽ gây những biến chứng xấu hơn cho cơ thể. Chúc bạn luôn có một sức khỏe






Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

Share:

Popular Posts

Recent Posts

Blog Archive

Total Pageviews

Bài viết ngẫu nhiên

Copyright © Bệnh Sỏi Thận | Design by Hậu Nguyễn
Liên kết: chuyen suc khoe sac dep - manh luc khang - skin fresh - kichmen 1h - xịt lợi khuẩn skin fresh - vien sui rockman