Twitter Facebook Delicious Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Cách phòng tránh bệnh sỏi thận trong mùa hè

Thời tiết nóng nực của mùa hè sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận nếu bạn không uống nhiều nước bù đắp cho cơ thể, hạn chế muối và đạm động vật.
Khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm là những yếu tố, nguyên nhân gây sỏi thận. Nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ cao thêm 5-7 độ sẽ làm tăng 30% các vấn đề liên quan đến sỏi thận. Sự gia tăng nhiệt độ trong mùa hè là một nguyên nhân khiến cơ thể mất nước, dẫn đến nước tiểu đặc hơn, do đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Những người làm việc trong môi trường nóng, hoặc có thói quen uống ít nước cũng dễ mắc bệnh này. Khi một người di chuyển từ vùng có nhiệt độ trung bình đến sinh sống tại khu vực có khí hậu ấm áp, sự hình thành sỏi thận càng rõ rệt hơn. Vì vậy, tỷ lệ người bị sỏi thận đặc biệt cao ở các vùng có khí hậu khô, nóng. Vậy dấu hiệu cảnh báo bị sỏi thận là gì và làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ mắc sỏi thận trong mùa hè nóng nực?

Cách phòng tránh bệnh sỏi thận trong mùa hè.
Cách phòng tránh bệnh sỏi thận trong mùa hè.

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Khi bạn đang gặp các triệu chứng như  đau lưng, đau mạn sườn, tiểu nhiều, tiểu buốt... có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị sỏi thận.
Tiểu nhiều, tiểu buốt
Một trong những dấu hiệu sớm và thường gặp nhất ở những người bị sỏi thận là đi tiểu nhiều dù lượng nước bạn uống vào không thay đổi. Việc đi tiểu buốt là do các viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo.
Đau mạn sườn, đau lưng
Các bệnh nhân sỏi thận thường có chung triệu chứng đau ở mạn sườn và đau lưng, ngay dưới xương sườn, nơi có thận. Khi bệnh phát triển, các cơn đau có thể di chuyển từ vùng bụng dưới xuống vùng háng và vùng dưới lưng. Người bệnh có thể sẽ trải qua những cơn đau khi thì nhẹ, lúc thì đau nhói. Đàn ông bị sỏi thận còn có thể đau ở bìu và tinh hoàn.
Nước tiểu hồng
Bệnh sỏi thận khiến nước tiểu của bạn thay đổi màu sắc sang hồng, đỏ và tối sẫm. Khi các hạt sỏi lớn dần và làm tắc niệu đạo, nước tiểu của bạn sẽ pha một chút máu.
Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn cũng là hiện tượng thường gặp ở người bị sỏi thận. Bạn có thể nôn do những cơn đau quá sức bởi sỏi thận, hoặc nôn vì đây là cách duy nhất tống chất độc ra khỏi cơ thể khi thận đã không còn tác dụng bài tiết chất cặn bã.
Nước tiểu hôi
Nước tiểu của bệnh nhân sỏi thận thường đục và có mùi hôi, hăng do có chứa nhiều chất độc và hóa chất.
Đau khi ngồi lâu
Khi sỏi thận phát triển thành những viên to, bệnh nhân khó có thể ngồi hay nằm ở một tư thế nhất định trong thời gian dài. Áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến sỏi cọ xát vào nhiều cơ quan nội tạng, làm bệnh nhân đau hơn.
Sốt
Sỏi thận dễ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, và điều này khiến họ sốt và gai người.
Sưng
Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sỏi thận có thể sưng thận. Bạn có thể nhận thấy vùng bụng chứa thận, khu vực bụng xung quanh và háng bị sưng.

Cách phòng tránh bệnh sỏi thận trong mùa hè

Uống nhiều nước
Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước hao hụt khỏi cơ thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi...). Cơ thể đủ nước cũng giúp thận, gan lọc các chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt vì nó có thể gây ra tình trạng thừa nước và phù các tế bào trong cơ thể. Mỗi ngày, bạn chỉ nên uống 2-2,5 lít.
f:id:soimatraisung:20170607162451j:plain
Giảm lượng muối ăn
Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó giảm nguy cơ sỏi thận.
Hạn chế caffeine
Bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, thức uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá... bởi chúng là nguyên nhân khiến cơ thể mất nước ngay cả khi bạn nghĩ rằng bản thân bổ sung nước đầy đủ.
Uống nước chanh
Sỏi thận hình thành khi các thành phần của nước tiểu (khoáng sản, chất lỏng và acid) mất cân bằng. Lúc này, hàm lượng các chất như canxi, oxalat và acid uric trong nước tiểu rất nhiều. Bình thường, các chất này có thể được hòa tan bởi các chất lỏng hoặc chất citrate. Khi không được hòa tan, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành sỏi ở thận. Nước chanh giúp nâng cao mức citrate trong nước tiểu, giúp phòng ngừa sỏi oxalat canxi cũng như sỏi axit uric.
Hạn chế sản phẩm chứa nhiều oxalate
Oxalat là một loại acid có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Các loại thực phẩm chứa nhiều oxalat bao gồm các sản phẩm đồ uống như soda, trà đá, sôcôla, cây đại hoàng, củ cải đường, dâu tây và các loại hạt. Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi thận.
Hạn chế đạm động vật
Bạn nên kiểm soát lượng tiêu thụ đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá. Những thực phẩm này chứa nhiều purin, một chất tự nhiên chuyển hóa hoặc phân hủy thành acid uric trong nước tiểu.
Giảm cân
Nghiên cứu cho thấy, béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, thói quen tập thể dục để giảm cân và duy trì sức khỏe là cần thiết. Bạn không chỉ tránh được tình trạng béo phì, mà còn giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, tiểu đường, huyết áp cao...
Nguồn: Sỏi Mật Trái Sung (tổng hợp)
Share:

Popular Posts

Recent Posts

Blog Archive

Total Pageviews

Bài viết ngẫu nhiên

Copyright © Bệnh Sỏi Thận | Design by Hậu Nguyễn
Liên kết: chuyen suc khoe sac dep - manh luc khang - skin fresh - kichmen 1h - xịt lợi khuẩn skin fresh - vien sui rockman