Sỏi thận là bệnh gì, vì sao bị sỏi thận? Sỏi thận có triệu chứng gì? Bệnh sỏi
thận có chữa được không, bệnh sỏi thận có di truyền không?... là những băn khoan lo lắng của
nhiều bệnh nhân khi mới bị sỏi. Qua bài viết này blog Bệnh sỏi thận sẽ giải đáp
tất cả những thắc mắc đó. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.
![]() |
Bệnh sỏi thận có di truyền không, có chữa được không? |
Sỏi thận là bệnh gì? Vì sao bị sỏi thận?
Sỏi thận hay sạn thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi trong thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận. Nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường tiểu. Nhưng nếu sỏi lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu hoặc sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận, gây tắc nghẽn, ứ đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, suy thận,…
Nguyên nhân chính của sỏi thận là
do uống nước không đủ. Lượng nước tiểu tạo thành ít. Khi đó, các chất khoáng
như calci, oxalic… sẽ tích tụ nhiều ở thận gây ra sỏi thận.
Bên cạnh uống không đủ nước mỗi
ngày thì những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường nóng thì cũng
có nguy cơ bị mắc sỏi thận rất cao. Những người làm việc trong môi trường nóng
hoặc có một thói quen không uống đủ nước sẽ dễ bị sỏi thận. Đặc biệt, nhiệt độ
tăng lên 5-7 độ sẽ làm tăng 30% các vấn đề liên quan đến bệnh sỏi thận. Khi một
người di chuyển từ các vùng có nhiệt độ trung bình đến sinh sống tại khu vực có
khí hậu ấm áp hơn thì sự hình thành sỏi thận càng rõ hơn. Chính vì vậy, tỉ lệ mắc
bệnh sỏi thận đặc biệt cao ở những vùng có khí hậu khô, nóng.
Chúng ta thường không nghĩ rằng bệnh
sỏi thận có liên quan đến sự tăng lên của nhiệt độ thời tiết và độ ẩm không
khí. Trên thực tế thì “tỉ lệ các trường hợp bị sỏi thận tăng lên 40% trong mùa
hè do sự gia tăng nhiệt độ. Khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm là những yếu tố quan trọng
góp phần hình thành sỏi thận”, theo quan điểm của Tiến sĩ Abhinandan Sadlalge,
Trưởng khoa Tiết niệu, bệnh viện RG Stone Urology and Laparoscopy (Ấn Độ).
Do chế độ ăn uống thiếu hợp lý,
thói quen ăn mặn, ăn nhiều thịt là một nguyên nhân dẫn đến sỏi thận. Đôi khi,
ăn quá nhiều rau cũng có thể gây ra sỏi thận.
Các bệnh lý đường tiết niệu như,
u xơ tuyến tiền liệt, u xơ đội lên vào lòng bàng quang có thể khiến nước tiểu đọng
lại, lâu ngày tạo ra sỏi thận.
Ở nữ giới, các bệnh viêm nhiễm phụ
khoa có thể lây lan sang đường niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất tiết của cơ
thể, từ đó hình thành sỏi.
![]() |
Triệu chứng sỏi thận. |
Bệnh sỏi thận có triệu chứng gì?
- Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan
dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả qua
hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa thậm
chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.
- Tiểu máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận- tiết niệu, nhất
là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm tiểu máu.
- Tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu,
tái phát nhiều lần, có thể tiểu ra sỏi.
- Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông,
lưng, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.
- Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Tiểu tắc từng lúc hoặc hoàn
toàn.
Bệnh sỏi thận có di truyền không?
Chưa có một nghiên cứu nào khẳng định là sỏi thận có di truyền hay không nhưng có những bệnh lý di truyền khác sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Theo báo cáo của hiệp hội niệu khoa Châu âu, một số bệnh di truyền có thể gây nên sỏi thận như sau:
- Cystin niệu (loại A, B và AB)
- Tăng oxalat niệu nguyên phát
- Toan hóa ống thận loại I
- Xanthin niệu
- Hội chứng Lesch-Nyhan
- Xơ nang
- 2,8-dihydroxyadenin (2,8-DHA) niệu
![]() |
Bệnh sỏi thận có chữa được không? |
Bệnh sỏi thận có chữa được không?
Khi bị sỏi thận người bệnh vô cùng lo lắng cho tình trạng của mình, không biết bệnh sỏi thận có chữa được không? Sỏi thận là căn bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu được phát hiện, điều trị sớm, áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp và chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý.
Nếu người bệnh sớm phát hiện bệnh
và điều trị thì sỏi thận có thể chữa khỏi và không tái phát lại nữa. Nhưng nếu
để sỏi càng lâu, càng to thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Khi đó
người bệnh sẽ không được điều trị bằng các phương pháp tán sỏi hay tiêu sỏi nữa
mà phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật tốn kém hơn rất nhiều. Còn trường hợp
không điều trị thì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm khác đặc biệt là suy thận.
Dước đây là những bài thuốc chữa sỏi thận dân gian khá hiệu quả với những trường hợp mới bị sỏi thận hoặc viên sỏi còn nhỏ.
Những bài thuốc chữa sỏi thận dân gian
1. Trị thận sỏi từ dứa nướng
Bài thuốc này được đánh giá cao
trong việc đào thải viên sỏi tự nhiên. Đã có nhiều bệnh nhân áp dụng và họ phản
hồi lại sau khi uống thuốc những cơn đau dữ dội do sỏi di chuyển đảm giảm hẳn.
Cách làm cực kỳ đơn giản bạn chỉ
cần mua một quả dứa về rửa sạch. Rồi khoét 1 lỗ để nhồi phèn chua vào bên trong
đó và nướng chín. Vắt lấy nước dứa để uống hàng ngày.
Bên cạnh đó bạn có thể đem dứa hấp
cách thủy cùng với phèn chua, rồi gọt sạch vỏ dứa ăn cả nước và cái.
2. Chuối hột chữa sỏi thận
Chuối hột hay còn gọi là chuối hột
rừng rất tốt để chữa bệnh sỏi thận. Bạn có thể áp dụng chuối hột phơi khô để
tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng 1 thìa nhỏ hòa tan với nước và uống.
Cách thứ hai là dùng 1 quả chuối
hột non vắt lấy 1 chén nhỏ, thêm 1 chút muối để uống.
3. Dùng rau mùi tàu chữa sỏi thận
Mùi tàu (người miền Nam gọi là
ngò gai) không chỉ làm gia vị trong nhiều món ăn mà còn có khả năng đánh bay sỏi
thận. Theo kinh nghiệm dân gian, bạn chỉ cần lấy 1 bó mùi tàu hơ qua lửa cho
héo, thêm một chút nước sắc cô cạn còn 2/3 lượng nước đổ vào. Sau đó chia 3 lần
uống trong ngày.
Các bác sĩ cũng lưu ý, uống thuốc
trước mỗi bữa cơm. Chỉ cần sử dụng 1 liệu trình 9 ngày liên tục bệnh nhân đi
khám lại sẽ ngạc nhiên vì sỏi tan dần.
4. Dùng đu đủ xanh chữa sỏi thận
Đu đủ xanh là thành phần chính
trong bài thuốc dân gian chữa bệnh sỏi thận. Lưu ý khi chọn đu đủ nên chọn đu đủ
bánh tẻ, không non và không quá già, nên chọn đu đủ tươi, khoảng 400g.
Trên đây là 4 bài thuốc dân gian chữa sỏi thận được nhiều bệnh nhân áp dụng và thành công. Nhưng khuyến cáo chỉ áp dụng khi sỏi có kích thước nhỏ. Còn khi kích thước lớn hoặc có thể xuất hiện biến chứng thì nên tìm cách trị bệnh chuyên sâu từ các bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ phải phẫu thuật.
Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.