Twitter Facebook Delicious Digg Stumbleupon Favorites More

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Viên sủi sinh lý Rockman - Lựa chọn phục hồi mãnh lực hàng đầu cho nam giới

Rockman: Đánh dấu nghiên cứu thành công viên sủi tăng cường sinh lý nam giới đầu tiên từ trứng kiến gai đen tại Việt Nam!


Nhân dân ta từ xa xưa đã ăn và dùng trứng kiến gai đen chữa bệnh, song mãi đến ngày nay mới biết được đến tính chất khoa học của nó, do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu trong phòng thí nghiệm… và nay đã triển khai thành một sản phẩm “công nghệ cao” mang tên ROCKMAN!

Kiến gai đen



Kiến gai đen.

Tài liệu của Đại Danh y Tuệ Tĩnh có ghi: “Loài kiến có tác dụng chữa viêm tai, suy giảm chức năng sinh dục, giải độc điều trị rắn cắn”. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trứng kiến gai đen có chứa 31 nguyên tố vi lượng cùng các vitamin A, D,E, B1, B2, B12. Giá trị dinh dưỡng của trứng kiến gai đen rất cao, riêng chất đạm chiếm tới 42 - 67%, bao gồm 17 axit amin trong đó 8 axit xmin không thay thế được. Đặc biệt trong trứng kiến còn có Trytophan là một axit amin thiết yếu của cơ thể con người, thành phần để tổng hợp protein đồng thời là chất trung gian truyền dẫn các tín hiệu thần kinh trung ương. Chính chất này làm nên những “điều kỳ diệu” cho những sản phẩm đi từ trứng kiến gai đen.

Đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ cao để điều chế Trứng kiến gai đen

Các nhà khoa học của Việt Nam đã ứng dụng linh hoạt công nghệ điều chế độc đáo của Nhật Bản để tạo ra một sản phẩm công nghệ cao mang tên “Rockman” từ trứng kiến gai đen. Sản phẩm Rockman là viên sủi sinh lý đầu tiên được bào chế thành công tại Việt Nam tới thời điểm hiện tại.


Sản phẩm Rockman với dạng viên sủi hiện đại bậc nhất hiện nay.

Rockman do có dạng viên sủi tan nhanh trong nước, vì vậy giúp nhanh chóng hoà tan các dược chất, khi uống vào cơ thể sẽ ngấm vào máu với tốc độ cao hơn so với dạng viên uống thông thường
Chính điểm đặc biệt này kết hợp với thành phần quý hiếm từ Trứng kiến gai đen đã giúp rockman nhanh chóng chiếm được sự tin tưởng sử dụng của cộng đồng và các nhà khoa học trong thời gian qua.

Phục hồi mãnh lực đúng cách với Trứng kiến gai đen trong Rockman!

Với kết quả được sự đón nhận của người tiêu dùng trong thời gian qua, nhà sản xuất Nori Organic đưa ra cam kết chưa từng có: Nếu sau lộ trình tối đa 3 tháng sử dụng Rockman mà khách hàng không cảm thấy hiệu quả sẽ được hoàn tiền 100%. Chính lời cam kết về chất lượng này mà ngày càng có thêm nhiều cánh mày râu tìm tới Rockman như lựa chọn Phục hồi Mãnh lực hàng đầu!

Quý độc giả muốn tìm hiểu thông tin chi tiết về Rockman có thể điền thông tin đăng ký tại đây để nhận hỗ trợ miễn phí và ưu đãi cho lộ trình đầu tiên.

(Theo 24h)
Share:

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

8 loại thực phẩm cần tránh khi đang bị sỏi thận

Những thực phẩm có thể gây ra bệnh sỏi thận nếu bạn ăn quá nhiều. Dưới đây là những thực phẩm bạn cần tránh khi đang bị sỏi thận.

Thực phẩm chứa chất béo

8 loại thực phẩm cần tránh khi đang bị sỏi thận

Chế độ ăn uống của bạn không nên có quá nhiều chất béo như pho mát. Bạn có thể uống sữa ít chất béo trong ăn sáng. Tránh thức ăn có hàm lượng chất béo cao, vì chất béo sẽ được dự trữ và làm tăng nguy cơ sỏi thận của bạn.

Tránh Caffeine/Soda



8 loại thực phẩm cần tránh khi đang bị sỏi thận

Nếu bạn đang bị sỏi thận, hãy uống nhiều chất lỏng. Nhưng hãy nhớ hạn chế caffeine, bạn không nên uống nhiều hơn 2 ly (250 - 500ml) cà phê, trà và đồ uống có gas trong một ngày. Quá nhiều caffeine có thể làm cho bạn bị mất nước.

Thực phẩm giàu natri



8 loại thực phẩm cần tránh khi đang bị sỏi thận

Khi bị sỏi thận thì nên hạn chế lượng muối ăn. Bạn nên tránh ăn thực phẩm chế biến và đóng hộp bởi chúng chứa một lượng muối cao để bảo quản thực phẩm.

Thực phẩm giàu chất đạm



8 loại thực phẩm cần tránh khi đang bị sỏi thận

Các thực phẩm giàu chất đạm như thịt và cá nên được ăn vừa phải. Nhiều đạm trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.

Thực phẩm giàu canxi


8 loại thực phẩm cần tránh khi đang bị sỏi thận

Những thực phẩm có chứa canxi và vitamin D cần được tránh nếu bạn bị sỏi thận. Ngoài ra, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc vitamin D vì chúng có thể gây hại cho cơ thể của bạn nếu bạn bị sỏi thận.

Thực phẩm giàu chất oxalate



8 loại thực phẩm cần tránh khi đang bị sỏi thận

Nếu sỏi thận của bạn là canxi oxalat, bạn sẽ cần phải tránh thức ăn có chứa oxalat. Chúng có nhiều trong trà, cà phê, củ cải đường, bí, khoai lang, rau chân vịt, cà chua, dâu tây... Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn socola, đậu hũ, quả hạch và bột sắn.

Rượu



8 loại thực phẩm cần tránh khi đang bị sỏi thận

Nếu sỏi thận của bạn là canxi oxalat, bạn sẽ cần phải tránh thức ăn có chứa oxalat. Chúng có nhiều trong trà, cà phê, củ cải đường, bí, khoai lang, rau chân vịt, cà chua, dâu tây... Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn socola, đậu hũ, quả hạch và bột sắn.

Măng tây



8 loại thực phẩm cần tránh khi đang bị sỏi thận

Măng tây thường được sử dụng như thuốc lợi tiểu, do đó không nên ăn măng tây khi bị sỏi thận.
Share:

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Bệnh sỏi thận có di truyền không, có chữa được không?

Sỏi thận là bệnh gì, vì sao bị sỏi thận? Sỏi thận có triệu chứng gì? Bệnh sỏi thận có chữa được không, bệnh sỏi thận có di truyền không?... là những băn khoan lo lắng của nhiều bệnh nhân khi mới bị sỏi. Qua bài viết này blog Bệnh sỏi thận sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc đó. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bệnh sỏi thận có di truyền không, có chữa được không?

Sỏi thận là bệnh gì? Vì sao bị sỏi thận?


Sỏi thận hay sạn thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi trong thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận. Nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường tiểu. Nhưng nếu sỏi lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu hoặc sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận, gây tắc nghẽn, ứ đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, suy thận,…

Nguyên nhân chính của sỏi thận là do uống nước không đủ. Lượng nước tiểu tạo thành ít. Khi đó, các chất khoáng như calci, oxalic… sẽ tích tụ nhiều ở thận gây ra sỏi thận.

Bên cạnh uống không đủ nước mỗi ngày thì những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường nóng thì cũng có nguy cơ bị mắc sỏi thận rất cao. Những người làm việc trong môi trường nóng hoặc có một thói quen không uống đủ nước sẽ dễ bị sỏi thận. Đặc biệt, nhiệt độ tăng lên 5-7 độ sẽ làm tăng 30% các vấn đề liên quan đến bệnh sỏi thận. Khi một người di chuyển từ các vùng có nhiệt độ trung bình đến sinh sống tại khu vực có khí hậu ấm áp hơn thì sự hình thành sỏi thận càng rõ hơn. Chính vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh sỏi thận đặc biệt cao ở những vùng có khí hậu khô, nóng.

Chúng ta thường không nghĩ rằng bệnh sỏi thận có liên quan đến sự tăng lên của nhiệt độ thời tiết và độ ẩm không khí. Trên thực tế thì “tỉ lệ các trường hợp bị sỏi thận tăng lên 40% trong mùa hè do sự gia tăng nhiệt độ. Khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm là những yếu tố quan trọng góp phần hình thành sỏi thận”, theo quan điểm của Tiến sĩ Abhinandan Sadlalge, Trưởng khoa Tiết niệu, bệnh viện RG Stone Urology and Laparoscopy (Ấn Độ).

Do chế độ ăn uống thiếu hợp lý, thói quen ăn mặn, ăn nhiều thịt là một nguyên nhân dẫn đến sỏi thận. Đôi khi, ăn quá nhiều rau cũng có thể gây ra sỏi thận.

Các bệnh lý đường tiết niệu như, u xơ tuyến tiền liệt, u xơ đội lên vào lòng bàng quang có thể khiến nước tiểu đọng lại, lâu ngày tạo ra sỏi thận.

Ở nữ giới, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể lây lan sang đường niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.

Triệu chứng sỏi thận.

Bệnh sỏi thận có triệu chứng gì?

- Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả qua hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

- Tiểu máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận- tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm tiểu máu.

- Tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, tái phát nhiều lần, có thể tiểu ra sỏi.
- Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.

- Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Tiểu tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.

Bệnh sỏi thận có di truyền không?


Chưa có một nghiên cứu nào khẳng định là sỏi thận có di truyền hay không nhưng có những bệnh lý di truyền khác sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Theo báo cáo của hiệp hội niệu khoa Châu âu, một số bệnh di truyền có thể gây nên sỏi thận như sau:

  • Cystin niệu (loại A, B và AB)
  • Tăng oxalat niệu nguyên phát
  • Toan hóa ống thận loại I
  • Xanthin niệu
  • Hội chứng Lesch-Nyhan
  • Xơ nang
  • 2,8-dihydroxyadenin (2,8-DHA) niệu
Bệnh sỏi thận có chữa được không?

Bệnh sỏi thận có chữa được không?


Khi bị sỏi thận người bệnh vô cùng lo lắng cho tình trạng của mình, không biết bệnh sỏi thận có chữa được không? Sỏi thận là căn bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu được phát hiện, điều trị sớm, áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp và chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý.

Nếu người bệnh sớm phát hiện bệnh và điều trị thì sỏi thận có thể chữa khỏi và không tái phát lại nữa. Nhưng nếu để sỏi càng lâu, càng to thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Khi đó người bệnh sẽ không được điều trị bằng các phương pháp tán sỏi hay tiêu sỏi nữa mà phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật tốn kém hơn rất nhiều. Còn trường hợp không điều trị thì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm khác đặc biệt là suy thận. Dước đây là những bài thuốc chữa sỏi thận dân gian khá hiệu quả với những trường hợp mới bị sỏi thận hoặc viên sỏi còn nhỏ.

Những bài thuốc chữa sỏi thận dân gian


1. Trị thận sỏi từ dứa nướng

Bài thuốc này được đánh giá cao trong việc đào thải viên sỏi tự nhiên. Đã có nhiều bệnh nhân áp dụng và họ phản hồi lại sau khi uống thuốc những cơn đau dữ dội do sỏi di chuyển đảm giảm hẳn.

Cách làm cực kỳ đơn giản bạn chỉ cần mua một quả dứa về rửa sạch. Rồi khoét 1 lỗ để nhồi phèn chua vào bên trong đó và nướng chín. Vắt lấy nước dứa để uống hàng ngày.

Bên cạnh đó bạn có thể đem dứa hấp cách thủy cùng với phèn chua, rồi gọt sạch vỏ dứa ăn cả nước và cái.

2. Chuối hột chữa sỏi thận

Chuối hột hay còn gọi là chuối hột rừng rất tốt để chữa bệnh sỏi thận. Bạn có thể áp dụng chuối hột phơi khô để tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng 1 thìa nhỏ hòa tan với nước và uống.

Cách thứ hai là dùng 1 quả chuối hột non vắt lấy 1 chén nhỏ, thêm 1 chút muối để uống.

3. Dùng rau mùi tàu chữa sỏi thận

Mùi tàu (người miền Nam gọi là ngò gai) không chỉ làm gia vị trong nhiều món ăn mà còn có khả năng đánh bay sỏi thận. Theo kinh nghiệm dân gian, bạn chỉ cần lấy 1 bó mùi tàu hơ qua lửa cho héo, thêm một chút nước sắc cô cạn còn 2/3 lượng nước đổ vào. Sau đó chia 3 lần uống trong ngày.

Các bác sĩ cũng lưu ý, uống thuốc trước mỗi bữa cơm. Chỉ cần sử dụng 1 liệu trình 9 ngày liên tục bệnh nhân đi khám lại sẽ ngạc nhiên vì sỏi tan dần.

4. Dùng đu đủ xanh chữa sỏi thận

Đu đủ xanh là thành phần chính trong bài thuốc dân gian chữa bệnh sỏi thận. Lưu ý khi chọn đu đủ nên chọn đu đủ bánh tẻ, không non và không quá già, nên chọn đu đủ tươi, khoảng 400g.

Cách thực hiện: Cắt đầu và đuôi quả đu đủ, làm sạch ruột ra ngoài, để cả vỏ thêm vào 1 ít muối và hấp cách thủy. Chú ý ăn món này trước bữa ăn để không bị xót ruột. Để không khó ăn có thể chấm thêm 1 chút đường. Tuy nhiên bài thuốc dân gian chữa sỏi thận từ cây đu đủ chỉ dùng trong trường hợp có sỏi thận dưới 10mm. Chỉ cần dùng trong 7 ngày đã tiêu sỏi. Đu đủ xanh còn là bài thuốc trị nám da hiệu quả

Trên đây là 4 bài thuốc dân gian chữa sỏi thận được nhiều bệnh nhân áp dụng và thành công. Nhưng khuyến cáo chỉ áp dụng khi sỏi có kích thước nhỏ. Còn khi kích thước lớn hoặc có thể xuất hiện biến chứng thì nên tìm cách trị bệnh chuyên sâu từ các bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ phải phẫu thuật.



Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.

Share:

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Rau ngót giúp thanh nhiệt, giải độc, ngăn ngừa sỏi thận

Rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin rất có ích trong việc hạn chế chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận.

cách chữa sỏi thận bằng rau ngót
Rau ngót giúp thanh nhiệt, giải độc, ngăn ngừa sỏi thận.
Rau ngót hay còn gọi là rau bù ngọt, rau bồ ngót…là loại rau mọc thành từng bụi được trồng rất nhiều ở các nước có khí hậu nhiệt đới, nhất là ở Việt Nam.

Rau ngót còn có tên khoa học là Sauropus Androgynus, trong dân gian còn có tên gọi là bồ ngọt, bồng ngọt… Là một loại cây nhỏ có thân dài tới 1,5 – 2m. có nhiều cành và mọc thẳng. Vỏ của của rau ngót có màu xanh, lục, nâu nhạt, lá thì mọc so le dài từ 4-5cm, cuống thì ngắn và có 2 lá kèm theo. Phiến lá thì hình bầu dục, hoa mọc ở kẽ lá hoa cái thì mọc ở trên, rau ngót có rất nhiều ở nước ta và mọc chủ  yếu ở bờ ao và trong vườn.

Rau ngót, một trong những món ăn dân giã của người Việt nhưng mang lại nguồn dinh dưỡng rất cao và có tác dụng đối với một số bệnh thường gặp trong cuộc sống. Người ta thường nấu canh với thịt bằm, ăn rất thanh mát vào mùa hè. Rau ngót cũng được chế biến thành nhiều món ăn và dùng là để xay sinh tố thành nước uống, vậy tác dụng của rau ngót là gì bạn nên biết để tận dụng hiệu quả hơn. Nguồn dinh dưỡng rau ngót mang lại cho con người không chỉ tốt cho sức khỏe, mà còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả bạn không thể bỏ qua.

Đối với sức khỏe rau ngót là thành phần rất hữu ích có thể chữa được rất nhiều bệnh và là một trong những nguyên liệu rất hiệu quả trong việc làm đẹp. Hơn nữa, nó cũng là vị thuốc hay giúp cơ thể phòng tránh một số bệnh nguy hiểm, đảm bảo cho sức khỏe gia đình, hãy cùng tìm hiểu ngay tác dụng của rau ngót.

cách chữa sỏi thận bằng rau ngót

Tác dụng của rau ngót


Ngăn ngừa sỏi thận, loãng xương

Rau ngót chứa nhiều vitamin và nhiều chất dinh dưỡng nên rất có ích trong việc hạn chế chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận.

Thanh nhiệt, giải độc

Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Đặc biệt rất tốt vào những ngày hè nắng nóng. Người ta thường tận dụng dinh dưỡng rau ngót bằng cách nấu canh hoặc ép lấy nước.

Giảm cân

Rau ngót được biết đến với khả năng sinh nhiệt thấp, ít gluxi và nhiều protein, đây là thực đơn tốt cho người muốn giảm cân, những người bệnh tim mạch và tiểu đường.

Bạn có thể chế biến rau ngót thành những món ăn ngon nấu cnah với thịt băm, nấu với canh cua nhưng bạn phải ăn đều đặn mới có tác dụng tốt nhất.

Trị táo bón ở trẻ em

Trị táo bón bằng rau ngót đã trở thành một bài thuốc dân gian được nhiều người công nhận hiệu quả. Lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn.

Chữa trẻ bị sốt nóng

Trong dân gian vẫn thường sử dụng lá rau ngót rửa sạch, giã nát và lọc lấy nước cho trẻ uống, sau đó lấy bã đắp sẽ giúp trẻ hạ được thân nhiệt khi đang bị nóng, sốt.

Làm đẹp da, trị nám

Uống nước ép rau ngót là cách trị nám hữu hiệu mà nhiều chị em đã áp dụng. Tuy nhiên cần lưu ý không nên cho đường vào, mà hãy uống nước cốt nguyên chất.

Một cách khác là giã nát rau ngót với một chút đường, sau đó đắp chúng lên vùng da bị nám. Sau đó, bạn nên thư giãn khoảng 20-30 phút và rửa lại với nước lạnh.

Hạ huyết áp

Tác dụng của rau ngót có chứa papaverin, hoạt chất chống co thắt cơ trơn, có tác dụng trong giảm huyết áp, những người bị mỡ máu cao và tai biến, tắc nghẽn mạch.

Trị những chứng bệnh về đi tiểu vàng, đục

Nấu canh rau ngót với nước rơm. Mỗi ngày ăn một bát vào buổi cơm tối, ăn liên tục 4 ngày sẽ có kết quả ngay.

Trị tưa lưỡi cho trẻ

dùng một ít lá này giã nhỏ rồi cho một ít nước đem đun sôi, để nguội sau đó vắt lấy nước dùng bông hoặc vải bôi vào lưỡi, lợi, miệng

Giải rượu

Đem lá này giã lấy nước rồi cho người say uống.

Chữa chậm kinh

Giã nhỏ vắt lấy nước uống, bã đắp vào gan bàn chân

Chữa sót nhau sau đẻ

Hái độ 40g lá rau ngót rửa sạch giã nát. Thêm ít nước đã đun sôi để nguội vào, vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 - 20 phút nhau sẽ ra.

Bồi dưỡng sau đẻ

Rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc hoặc giò sống. Có nơi hay nấu canh rau ngót với trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả... nhưng với thịt lợn nạc thì yên tâm hơn đối với sức khỏe của sản phụ đang cho con bú.

cách chữa sỏi thận bằng rau ngót

Cách chữa sỏi thận bằng rau ngót


Như trên ta đã biết, Theo như dân gian rau ngót không chỉ là món rau ăn thường ngày, chứa những dưỡng chất bổ sung cho cơ thể mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là bệnh sỏi thận. Vậy chữa sỏi thận bằng rau ngót như thế nào?

Rau ngót chữa sỏi thận?

- Theo như y học, rau ngót có tính mát, vị ngọt, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thanh nhiệt và lợi tiểu, ngoài ra nó còn có công dụng bổ huyết, cầm huyết, hóa huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm….vv

- Rau ngót sinh tâm dịch, bổ âm, có nhiều chất xơ nên có khả năng ngăn ngừa bệnh táo bón. Phụ nữ sau khi sinh nên sử dụng.

- Rau có chứa nhiều vitamin và những chất khoáng, nhiều đạm nên được rất nhiều người tin dùng để thay thế cho những chất đạm từ động vật, hạn chế những rối loạn chuyển hóa caxi, đây là nguyên nhân chính gây ra loãng xương và sỏi thận.

- Những bệnh nhân bị sỏi thận cần phải bổ sung thêm rau ngót vào những bữa ăn hàng ngày, nó sẽ hỗ trợ cho quá trình bài tiết sỏi thận

Trên đây là một số mẹo chữa bệnh bằng rau ngót, đặc biệt là mẹo chữa sỏi thận bằng rau ngót rất hiệu quả, mong rằng những thông tin trên đây về tác dụng của rau ngót sẽ đem lại cho độc giả những kiến thức bổ ích về loại rau quen thuộc này.





Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.


Share:

Tìm hiểu phương pháp tán sỏi thận qua da

Hiện nay, giới y khoa có rất nhiều phương pháp trị sỏi thận nhưng tán sỏi thận qua da, ngoài cơ thể được xem là giải pháp tiên tiến, hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay bởi máy hoạt động theo nguyên lý dùng sóng chấn động ở bên ngoài cơ thể, tập trung vào viên sỏi với một áp lực lớn khiến viên sỏi vỡ và sau đó theo nước tiểu ra ngoài. Vậy tán sỏi thận qua da, ngoài cơ thể được áp dụng như thế nào? Người bệnh có thể gặp phải những tai biến, biến chứng nào khi tán sỏi thận qua da? Cùng Sỏi Mật Trái Sung tìm hiểu về phương pháp tán sỏi thận qua da qua bài viết sau đây.

Tán sỏi thận qua da, ngoài cơ thể như thế nào?

Phương pháp điều trị tán sỏi thận qua da, ngoài cơ thể được thực hiện nếu kích thước sỏi lớn, có hình dạng bất thường hoặc là bị mắc kẹt  trong niệu quản và không thể được thông qua trong khi đi tiểu. Tán sỏi thận là một thủ thuật không xâm lấn mà sử dụng sóng xung kích để phá vỡ sỏi hình thành trong niệu quản, sỏi trong thận và sỏi trong bàng quang. Có nhiều cách lựa chọn để tán sỏi như: Laser tán sỏi, tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi...

Tán sỏi được thực hiện nếu kích thước sỏi lớn, có hình dạng bất thường hoặc là bị mắc kẹt trong niệu quản và không thể được thông qua trong khi đi tiểu. Chỉ định tán sỏi dựa vào việc xem xét kích thước, vị trí, hình dạng và số lượng sõi trong các cơ quan tiết niệu. Trước khi tán sỏi thận, kiểm tra toàn diện và xét nghiệm sẽ được thực hiện để xác định số lượng, vị trí và kích thước của sỏi.

 bác sĩ đang chuẩn bị tán sỏi thận cho một bệnh nhân tại Bệnh Viện.

Tán sỏi thận qua da, ngoài cơ thể:

Bạn sẽ được hướng dẫn không ăn hoặc uống bất cứ điều gì ít nhất 12 giờ trước khi tán sỏi. Mặc quần áo thoải mái để bạn có thể thay đổi dễ dàng thành một chiếc áo choàng phẫu thuật để phẫu thuật. Thời gian tán sỏi có thể mất khoảng một giờ. Bạn được giảm đau với thuốc an thần để giảm thiểu đau đớn và khó chịu . Có thể có cảm giác khó chịu hoặc đau nhẹ trong khi tiến hành.

Có hai kỹ thuật được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các cơ sở y tế. Một là bạn sẽ nằm trên một tấm nệm mềm thông qua đó các sóng xung kích sẽ đi qua. Sử dụng khoảng từ 2000 đến 8000 sóng xung kích là cần thiết để phá sỏi.

Phương pháp thứ hai là bạn sẽ được yêu cầu nằm trong một bồn tắm đặc biệt chứa đầy nước ấm , sỏi sẽ được định vị bằng cách chụp X-quang hoặc siêu âm và sóng xung kích sẽ được chuyển trực tiếp từ máy tán sỏi gọi là Lithotripter. Những sóng xung kích sẽ đi qua da của bạn và hoàn toàn vô hại.

Tán sỏi thận nội soi:

Đèn nội soi được sử dụng để có thể tiếp cận gần với viên sỏi bên trong đường tiết niệu và sóng laser được áp dụng để phá mảnh sỏi thành các hạt nhỏ. Intracorporeal Shock Wave tán sỏi (ICSWL) hoặc Laser tán sỏi thường được thực hiện khi Extracorporeal Shock Wave tán sỏi (ECSWL) kỹ thuật không thành công.

Các hạt vụn sỏi như hạt cát được bắt trong một giỏ (dụng cụ nội soi) và được kéo ra hoặc hạt vở được thông qua tự nhiên khi đi tiểu. Đôi khi stent được chèn vào trong niệu quản để bảo vệ niệu quản và tạo điều kiện cho việc thông qua các mảnh sỏi và các mảnh vỡ đào thải qua nước tiểu, trong vài ngày kế tiếp sau tiến trình.

Biến chứng khi tán sỏi thận qua da, tán sỏi thận ngoài cơ thể

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tỉ lệ tai biến, biến chứng sau tán sỏi thấp, biến chứng thường nhẹ và đa số có thể điều trị nội khoa cho kết quả tốt. Các tai biến, biến chứng thường gặp là đau sau tán sỏi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến khi tán sỏi: do máy tán sỏi, kỹ thuật tán sỏi và trình độ, kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ thực hiện kỹ thuật này.

Nếu bác sĩ có tay nghề giỏi, nhiều kinh nghiệm, được đào tạo bài bản thì khi bắn sỏi sẽ biết tập trung chùm tia laser vào mục tiêu viên sỏi thận và bắn trúng đích, theo dõi thật kỹ bệnh nhân trong lúc tán sỏi để biết cường độ tia đã thích hợp chưa để điều chỉnh tăng, giảm cho phù hợp và hiệu quả.

Thường bệnh nhân bị đau tại vị trí da tiếp xúc với bầu nước của máy tán sỏi và đau tạng (gan, thận, tụy, lách) do căng bao thận và tổ chức quanh thận. Bệnh nhân cũng có thể bị đốm xuất huyết hay vết bầm da tại vị trí da tiếp xúc với bầu nước của máy tán sỏi.

Ngoài ra, tiểu máu (nhiều hoặc ít), tổn thương đụng giập thận sau tán sỏi cũng là biến chứng thường gặp ở hầu hết bệnh nhân được tán sỏi.

Bệnh nhân còn có thể bị một số tai biến, biến chứng ít gặp hơn như máu tụ dưới bao thận; chuỗi sỏi vụn bị kẹt ở niệu quản do sỏi vỡ vụn thoát xuống niệu quản nhiều và nhanh; nhiễm trùng niệu diễn tiến do bệnh nhân đã bị nhiễm trùng niệu mà không được điều trị tích cực trước tán sỏi hoặc do vi khuẩn được phóng thích vào nước tiểu khi sỏi vỡ vụn...

Đặc biệt, bệnh nhân cũng có thể gặp các tai biến, biến chứng hiếm gặp hơn như vỡ thận, vỡ gan, vỡ lách; ho ra máu, tràn máu màng phổi; viêm tụy gây tăng Amylase trong máu và nước tiểu; viêm gan gây tăng SGOT, SGPT trong máu; xuất huyết ruột non, đau do co thắt ruột.

Theo các bác sĩ chuyên tán sỏi thận qua da, ngoài cơ thể điều bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý là nếu biến chứng nặng (tỉ lệ 0,5-1%) có thể gây tử vong cho bệnh nhân bị nhiễm trùng niệu nặng chưa được điều trị tới nơi tới chốn mà tán sỏi. Trường hợp này sẽ đưa tới nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm trùng, khiến bệnh nhân có thể tử vong.

Riêng biến chứng vỡ thận dưới bao hoặc ngoài bao (tỉ lệ 1-2%) tuy nặng nhưng có thể điều trị bảo tồn giữ lại được quả thận hoặc có thể phải mổ cắt bỏ quả thận để cầm máu. Biến chứng vỡ thận phải cắt bỏ thận từ trước đến nay Bệnh viện Bình Dân chưa ghi nhận trường hợp nào.

Phòng ngừa sỏi thận tái phát, cách nào?

Để đề phòng sỏi thận tái phát bạn nên thực hiện các hướng dẫn sau:

- Giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalat, canxi như các loại quả hạnh, sô-cô-la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây, ăn ít đạm động vật
- Uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu.
- Không nên ăn nhiều thực phẩm như lòng lợn, óc động vật… dễ gây sỏi
- Mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước, đặc biệt tăng cường dùng nước bột sắn, nước đỗ đen, nước hoa quả có tính mát, lợi tiểu, thải canxi.

Lời kết

Trên đây là một vài thông tin về phương pháp tán sỏi thận qua da, ngoài cơ thể và những tai biến, biến chứng thường gặp của phương pháp điều này. Hy vọng, qua bài viết này người bệnh sẽ có được những kiến thức hữu ích về sỏi thận và các điều trị trong y khoa hiện đại. Sỏi thận là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm với những biến chứng phức tạp nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, do đó bạn hãy chú ý nhiều hơn đến những thay đổi của cơ thể dù đó chỉ là những cơn đau bụng, tiêu chảy thoáng qua. Phát hiện sớm bệnh là cách điều trị bệnh hiệu quả nhất.


Sỏi Mật Trái Sung do Andong Pharma sản xuất được bào chế từ hơn 25 loại thảo dược  có tác dụng điều trị và phòng ngừa tái phát hiệu quả cả 3 loại sỏi như sỏi mật, sỏi thận, sỏi gan. Ngoài tác dụng bào mòn sỏi, bài sỏi, Sỏi Mật Trái Sung còn có ưu điểm giảm các triệu chứng đau do sỏi thận, kháng viêm trong quá trình điều trị và đặc biệt là cải thiện chức năng thận, gan mật giúp cho việc điều trị sỏi thận triệt để, an toàn và ít gặp biến chứng hơn như các phương pháp phẫu thuật để lấy sỏi.


Share:

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không?

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Có những biến chứng nào sau khi mổ sỏi thận? Cần chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ sỏi thận như thế nào?... là những điều mà bệnh nhân và thân nhân người bệnh cần lưu tâm trước khi quyết định lựa chọn phương pháp phẫu thuật để lấy sỏi. Qua bài viết dưới đây, Sỏi Mật Trái Sung xin được giải đáp tất cả những thắc mắc đó như sau:


Khi nào thì phải mổ sỏi thận?


Mổ sỏi thận thường là phương pháp điều trị cuối cùng khi người bệnh đã áp dụng hầu hết các phương pháp khác mà không có tác dụng, hoặc có mổ số trường hợp là do phát hiện bệnh khi sỏi đã to hoặc đã  xuất hiện biến chứng (thận ứ nước, thận nhiễm mủ, suy thận…).

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận như thế nào?
Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận như thế nào?

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không?

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người khi mắc căn bệnh này. Vậy mổ sỏi thận có thể gặp phải những biến chứng nào?

Sau khi mổ sỏi thận, người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, biến chứng tắc mạch chi, thận ứ nước… Biến chứng tắc mạch chi khi mổ sỏi thận là do hậu quả của quá trình sốc nhiễm trùng – một trong những biến chứng nặng nề có nhiều khi xảy ra nhiễm trùng huyết do sỏi niệu quản và thận trái ứ nước độ 2.

Không chỉ vậy, sau khi mổ sỏi thận, bạn còn nguy cơ gặp phải một số biến chứng khác không lường trước được.

Trong quá trình mổ sỏi thận nội soi, các bác sĩ phải đưa một ống soi mềm qua niệu đạo, vào niệu quản của bạn. Ống này có tác dụng dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, giúp bắt lấy sỏi, phá vỡ sỏi và đào thải chúng ra ngoài....

Tuy nhiên, trong khi đưa vào niệu đạo, ống soi này có thể làm tổn thương đường tiểu, tạo thành mô sẹo gây cản trở sự lưu thông bình thường của dòng nước tiểu.

Người mổ sỏi thận cũng có thể gặp biến chứng khác như són tiểu, tiểu không tự chủ, tiểu ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu...

Một số trường hợp không may mắn, thận bị tổn thương nặng, sỏi quá lớn, thận mất chức năng, khiến cho biến chứng trong và sau khi mổ sỏi thận nặng nề, thì bạn có thể không bảo tồn được thận. Những trường hợp này bác sĩ thường phải chỉ định cắt thận.

Nguy hiểm hơn là tình trạng nhiễm trùng, thậm chí nhiễm trùng máu. Nếu bạn bị nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu thì có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời.

v
Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Mổ sỏi thận có những biến chứng nào?


 Có các phương pháp mổ lấy sỏi thận nào?

Thông thường đối với sỏi nhỏ, người bệnh có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa. Tuy nhiên, đối với sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng  thì phải áp dụng các biện pháp ngoại khoa như tán sỏi, phẫu thuật lấy sỏi thận ra ngoài.

Phẫu thuật tán sỏi thận bằng laser

Phương pháp: tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm – 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài.

Phương pháp này được áp dụng đối với sỏi có kích thước lớn, ở vị trí sỏi bể thận, sỏi ở nhóm đài dưới sỏi san hô, sỏi cứng. 

Chi phí lấy sỏi thận qua da từ 8 – 12 triệu đồng.


Phẫu thuật nội soi lấy sỏi thận

Phương pháp: dùng ống nội soi đưa qua đường tiết niệu, tán sỏi và hút hoặc gắp sỏi ra ngoài. Phương pháp này cũng hiện đại, ít gây đau đớn và bệnh nhân không bị vết rạch trên cơ thể.

Phương pháp này được chỉ định cho sỏi ở vị trí bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, những sỏi lớn, mật độ chắc.

Chi phí phẫu thuật nội soi lấy sỏi từ 5 – 7 triệu đồng.

Phẫu thuật mổ mở

Phương pháp này là phương pháp cổ điển đã được sử dụng hàng trăm năm nay nhưng ít được chỉ định do có khả năng gây ra nhiều tai biến và lâu phục hồi.

Phương pháp này chỉ áp dụng cho những viên sỏi thận, sỏi niệu quản có kích thước lớn và bệnh nhân có chức năng thận kém.

Chi phí phẫu thuật mổ hở từ 2 – 5 triệu đồng

Phẫu thuật bằng robot

Phương pháp này được chỉ định cho những viên sỏi có kích thước lớn, có thể rút ngắn thời gian nằm viện tuy nhiên chi phí lại rất cao.

Chi phí phẫu thuật bằng robot từ 20 – 30 triệu đồng.

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận như thế nào?


Cần chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ sỏi thận như thế nào?

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận như thế nào cũng là mổ điều hết sức quan trọng, thậm chí việc này có thể nói lên việc thành- bại của cả một ca mổ. Dù khoa học công nghệ tiên tiến đến đâu ca mổ cũng có thể xảy ra những rủi ro nhất định, nếu không chăm sóc tốt người bệnh thận có thể bị viêm nhiễm sau mổ.

Bệnh nhân sau mổ sỏi thận còn gặp nhiều khó khăn trong việc đi vệ sinh, đặc biệt đi tiểu cho nên bạn cần lưu ý để cho người bệnh có thể sinh hoạt được thoải mái. Ngoài ra bạn cần học những điều sau đểchăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận tốt hơn:

Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận:

- Chăm sóc và theo dõi dẫn lưu : Ghi lại màu sắc, số lượng, tính chất nước tiểu, bất thường về máu, mủ, sỏi qua dẫn lưu.Chăm sóc hệ thống ống thông niệu đảm bảo đúng kỹ thuật vô trùng, hệ thống thông câu nối an toàn vô trùng.Chăm sóc da ở chân dẫn lưu khô sạch giúp người bệnh thoải mái an tâm
- Hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc, ngồi dậy, đi lại khi có dẫn lưu.Hướng dẫn người bệnh cách ngồi dậy cần khóa ống nối để tránh dịch chảy ngược vào trong
-  Theo dõi lượng nước bệnh nhân uống và lượng nước tiểu hàng ngày.
- Theo dõi nhu động ruột, cơn đau bụng, tình trạng căng chướng bụng, nghe nhu động ruột.
- Tập cho người bệnh đi tiểu dần dần.
- Cho nguwofi bệnh ăn theo chế độ mà bác sĩ chỉ định., có thể uống nước nhiều hơn chút.

Tại bệnh viện:

- Không nên cho bệnh nhân ăn những thứ dễ tạo sỏi.
- Hướng dẫn người bệnh tập thở
- Chỉ cho bệnh nhân tự vệ sinh cá nhân và các bộ phận quan trọng.
- Hướng dẫn người bệnh cách theo dõi màu sắc nước tiểu.

Quá trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận khi xuất viện:

- Đôi khi người bệnh phải mang dẫn lưu về nhà điều dưỡng cần hướng dẫn cách chăm sóc ống, cách vệ sinh thân thể khi có ống như: tắm tránh xà bông thấm vào dẫn lưu (nên dùng xà bông có độ pH nhẹ)
- tắm xong có thể thay băng luôn.
- Hướng dẫn người bệnh đi lại tránh bị sút ống
- Hướng dẫn BN dùng thuốc đúng theo y lệnh
- Lưu ý tái khám như trong lịch hẹn.

Trên đây là một vài thông tin để giải đáp cho những thắc mắc thường gặp như mổ sỏi thận có nguy hiểm không, khi nào cần mổ sỏi thận, có các phương pháp mổ sỏi thận nào, chi phí mổ sỏi thận hết bao nhiêu… Sỏi thận là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm với những biến chứng phức tạp, hãy chú ý nhiều hơn đến những thay đổi của cơ thể dù đó chỉ là những cơn đau bụng, tiêu chảy thoáng qua. Phát hiện sớm bệnh là cách điều trị bệnh hiệu quả nhất.


Sỏi Mật Trái Sung do Andong Pharma sản xuất được bào chế từ hơn 25 loại thảo dược  có tác dụng điều trị và phòng ngừa tái phát hiệu quả cả 3 loại sỏi như sỏi mật, sỏi thận, sỏi gan. Ngoài tác dụng bào mòn sỏi, bài sỏi, Sỏi Mật Trái Sung còn có ưu điểm giảm các triệu chứng đau do sỏi thận, kháng viêm trong quá trình điều trị và đặc biệt là cải thiện chức năng thận, gan mật giúp cho việc điều trị sỏi thận triệt để, an toàn và ít gặp biến chứng hơn như các phương pháp phẫu thuật để lấy sỏi.


Share:

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Phòng ngừa sỏi thận bằng cách bổ sung vitamin B6 hợp lý trong thực đơn hàng ngày

Bổ sung vitamin B6 hợp lý trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành soi than, đồng thời giữ cho thận khỏe mạnh.

Phòng ngừa sỏi thận bằng cách bổ sung vitamin B6
Vitamin B6 giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
Vitamin B6 còn được gọi là pyridoxine, là một phần quan trọng trong các vitamin nhóm B. Vitamin B6 và các vitamin B khác rất cần thiết cho một loạt chức năng tinh thần và thể chất của tất cả mọi người.

Lợi ích vitamin B6 khá ấn tượng trong các vitamin nhóm B. Không có vitamin B6, sự trao đổi chất, chức năng gan, chức năng thần kinh không thực hiện tốt và giảm năng lượng cơ thể. Nhiều cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng khi thiếu vitamin B6. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của vitamin B6:

Ngăn ngừa sỏi thận, suy giảm chức năng thận


Vitamin B6 giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch bằng cách kiểm soát tốt lượng chất béo trong cơ thể và đặc biệt là xung quanh trái tim. Đồng thời, vitamin B6 ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận, do đó giữ cho thận khỏe mạnh.

Bạn không cần bổ sung vitamin B6 nếu bạn đã dùng chế độ ăn uống cân bằng. Một chế độ ăn uống cân bằng thường cung cấp cho bạn 1,3 mg vitamin B6 hàng ngày, đây là lượng vitamin cần thiết hàng ngày của bạn khi bạn dưới 50 tuổi.

Người lớn tuổi có thể không có đủ vitamin B6 từ chế độ ăn uống, đặc biệt là những người sống một mình và không tự nấu thường xuyên. Họ nên được kiểm tra mức độ vitamin B6 thường xuyên và thậm chí có thể cân nhắc việc bổ sung vitamin B6 để đảm bảo đủ lượng vitamin này.

Một số người có thể nhận được quá nhiều vitamin này, đặc biệt là đối với những người tiêu thụ quá nhiều thức uống giàu năng lượng. Cơ thể bạn không thể dự trữ được vitamin B6 dư thừa để sử dụng sau này, do đó thận của bạn phải làm việc để loại bỏ vitamin B6 ra khỏi cơ thể. Điều này sẽ gây áp lực không cần thiết cho thận, đó là lý do tại sao phải đảm bảo rằng bạn không nhận được quá nhiều vitamin B6 hàng ngày.

Ổn định sức khỏe mạch máu

Nếu không có đủ vitamin B6, cơ thể bạn không thể duy trì nồng độ ổn định của homocysteine ​​máu. Có quá nhiều chất đạm trong chế độ ăn uống của bạn có thể làm tăng mức homocysteine, và dẫn đến làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Viêm mạn tính có thể là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý mạch máu và bệnh tim. Sự tích tụ homocysteine ​​có thể làm hỏng các lớp áo mạch máu và thúc đẩy sự tích tụ của mảng bám xơ vữa. Có bằng chứng cho thấy vitamin B6 kết hợp với folate làm giảm đáng kể mức homocysteine ​​trong cơ thể.

Phòng ngừa sỏi thận bằng cách bổ sung vitamin B6

Cải thiện chức năng não

Một trong nhiều lợi ích của vitamin B6 là hỗ trợ cho chức năng và sự phát triển của não. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự thiếu hụt vitamin B6 có thể liên quan đến chứng mất trí, bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức. Vitamin B6 giúp kiểm soát mức homocysteine ​​và ngăn ngừa chứng viêm. Vitamin B6 cũng kích hoạt sự giải phóng norepinephrine và serotonin giúp kiểm soát năng lượng, tâm trạng và sự tập trung. Những hormon này có thể làm giảm lo lắng và mệt mỏi, điều này sẽ có tác động trực tiếp không chỉ đến tâm trạng mà còn đối với sức khỏe tổng thể của bạn.

Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin B6 giúp làm mới lại hệ thống miễn dịch để tái hoạt động hiệu quả. Với một hệ thống miễn dịch mạnh hơn, bạn có thể chống lại một số bệnh nhiễm khuẩn. Sự thiếu hụt vitamin B6 gây khó khăn để đối phó với tình trạng nhiễm khuẩn.

Giúp ngăn ngừa thiếu máu

Máu của bạn đỏ vì có chứa hemoglobin và vitamin B6 rất cần thiết cho việc tạo ra hemoglobin. Nếu không có đủ hemoglobin, các tế bào hồng cầu sẽ không làm tròn trách nhiệm mang oxy đi khắp trong cơ thể. Nếu bạn có các triệu chứng như đau nhức, mệt mỏi, nên tăng lượng vitamin B6 sẽ giảm các triệu chứng vừa nêu.

Giữ cho đôi mắt khỏe mạnh

Bất kỳ thiếu chất dinh dưỡng nào cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mắt của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy không có đủ vitamin B6 có thể gây ra các bệnh về mắt, bao gồm đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Khi kết hợp với folate, vitamin B6 cũng giúp ngăn ngừa giảm thị lực và các rối loạn mắt thường gặp khác.

Giảm các triệu chứng của viêm khớp

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể trở nên trầm trọng nếu không có đủ vitamin B6 trong cơ thể. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người bị viêm khớp cần nhiều vitamin B6 để ngăn ngừa các triệu chứng như đau khớp và đau cơ. Vitamin này giúp giảm viêm mạn tính và ngăn ngừa hoặc giảm các triệu chứng viêm khớp.

Điều trị tăng huyết áp

Vitamin B6 giữ cho mạch máu, trái tim của bạn khỏe mạnh và cải thiện tuần hoàn máu, và hệ quả cũng sẽ làm giảm nguy cơ tăng huyết áp. Vitamin B6 cũng làm giảm mức cholesterol máu, làm cho bạn có thể duy trì mức huyết áp lành mạnh.

Giúp ngăn ngừa hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu, thay đổi tâm trạng và một số triệu chứng khác. Một số nghiên cứu cho thấy các triệu chứng âm tính xảy ra khi không có đủ lượng vitamin B6 trong cơ thể hoặc ít nhất là không có đủ vitamin này trong thời điểm tiền kinh nguyệt. Tăng lượng vitamin B6 sẽ giúp điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt.





Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.


Nguồn: 
http://kienthucbenhsoi.blogspot.com  (Theo Livescience & New Health Advisor)
Share:

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Chữa tan sỏi thận, đau lưng, phòng bệnh tim mạch bằng...hạt dưa hấu

Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy hạt dưa hấu rất giàu dinh dưỡng, bao gồm các axit béo, protein thiết yếu và rất nhiều khoáng chất như magiê, kali, mangan, sắt, kẽm, phốt pho, đồng, chứa nhiều vitamin B như thiamin, niacin. Hạt dưa hấu cũng chứa lượng calo cao. Với 100 g hạt dưa hấu, bạn đã cung cấp cho cơ thể 600 calo.

Chữa tan sỏi thận, đau lưng, phòng bệnh tim mạch bằng...hạt dưa hấu
Hạt dưa hấu rất giàu dinh dưỡng, bao gồm các axit béo, protein thiết yếu và rất nhiều khoáng chất như magiê,
kali, mangan, sắt, kẽm, phốt pho, đồng, chứa nhiều vitamin B như thiamin, niacin.

Hạt dưa hấu giúp loại bỏ sỏi thận

Hạt dưa hấu đặc biệt hữu ích trong việc điều trị các bệnh về thận và đường tiết niệu. Sử dụng trà từ hạt dưa hấu tươi còn giúp loại bỏ sỏi thận.

Công thức cơ bản nhất từ hạt dưa hấu để tăng cường sức khỏe là lấy 20-30 hạt dưa hấu, xay và cho 2 lít nước, đun sôi trong 15 phút. Số lượng hạt dưa hấu này đủ để bạn dùng trong 2 ngày, sau đó dừng lại 1 ngày rồi mới tiếp tục. Bạn có thể làm như vậy trong vòng vài tuần nhưng nhớ là dừng lại vào ngày thứ 3 sau 2 ngày uống liên tục.

Phòng ngừa bệnh tim mạch

Theo các nhà nghiên cứu thì hạt dưa hấu có rất nhiều công dụng chữa bệnh tốt cho cơ thể. Hạt dưa hấu rất giàu protein, magiê và vitamin B (loại vitamin rất cần thiết để chuyển đổi thức ăn thành năng lượng để hỗ trợ tất cả các chức năng của cơ thể).

Hơn nữa, hạt dưa hấu có chứa các axit béo không bão hòa như axit linoleic, có thể giảm lượng chất béo và cholesterol trong máu, giúp phòng và điều trị bệnh tim mạch.

Chữa đau lưng

Lấy hạt dưa hấu tươi bỏ vỏ ngâm với rượu trắng trong vòng 10 ngày sau đó đem phơi khô rồi tán bột. Người bị đau lưng nên uống từ 24-36g/ ngày, chia làm 2-3 lần uống, mỗi lần 12g.

Hạ huyết áp

Các axit béo không no chứa trong hạt dưa hấu có tác dụng hạ huyết áp trong các trường hợp bị huyết áp cao, xơ vữa động mạch. Do đó, những bệnh nhân bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch nên thường xuyên ăn hạt dưa hấu sẽ rất có lợi.





Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ trái sung, kim tiền thảo, nấm linh chi…dùng cho các trường hợp bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan, sỏi tiết niệu và các trường hợp sau phẫu thuật, tán sỏi. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm về chất lượng và cấp phép sản xuất và phân phối.


Share:

Popular Posts

Recent Posts

Blog Archive

Total Pageviews

Bài viết ngẫu nhiên

Copyright © Bệnh Sỏi Thận | Design by Hậu Nguyễn
Liên kết: chuyen suc khoe sac dep - manh luc khang - skin fresh - kichmen 1h - xịt lợi khuẩn skin fresh - vien sui rockman